Tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường
Tập trung vào hai vấn đề chính nêu trên, hội thảo đã thảo luận bằng tất cả tinh thần trách nhiệm, tâm huyết; thống nhất 100% các nội dung, giải pháp mới, bổ sung thực hiện, bao gồm:
Một là, giải pháp về đúc kết, trao đổi nhân rộng áp dụng SKKN:
HĐKH trường niêm yết phiếu đăng ký thực hiện SKKN của tất cả tác giả và GVBM ghi chú báo giảng tiết dạy có áp dụng SKKN tại phòng chờ để thuận lợi cho việc theo dõi hướng dẫn, giám sát; học hỏi lẫn nhau.
Đầu năm học (trong dịp hội nghị tổ), tổ chuyên môn tổ chức thảo luận, trao đổi cách thức và kết quả áp dụng SKKN của tổ viên. Từ đó tổng kết thống nhất nhân rộng áp dụng SKKN trong tổ và tham gia thảo luận, trao đổi tại Hội thảo chuyên môn toàn trường để vừa nhân rộng áp dụng SKKN một cách phù hợp, hiệu quả mà không ảnh hưởng đến bản quyền đề tài.
Tổ chức đăng tải lên website của trường các đề tài SKKN đã được HĐKH cấp tỉnh thẩm định, xếp loại để mọi thành viên cùng tham khảo, áp dụng nhân rộng.
Hai là, các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh
Phát huy một các linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ các giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua, bổ sung thực hiện các nhóm giải pháp mới sau đây:
Trước tiên là nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, dạy học, gồm:
* Giải pháp về góp ý; đánh giá, xếp loại tiết dạy:
- Thực hiện theo Công văn 10227/THPT/Bộ GD&ĐT. Đối với các tiết dạy ứng dụng CNTT: phần ứng dụng công nghệ được đánh giá vào mặt phương tiện, phương pháp và tổ chức dạy học; phần thông tin được đánh giá vào mặt nội dung, phương pháp, phương tiện và tổ chức dạy học.
- Để việc đánh giá, xếp loại tiết dạy được độc lập, khách quan và việc trao đổi góp ý được kịp thời, đầy đủ; hội thảo thống nhất thay đổi cách thức trao đổi nhận xét, góp ý, đánh giá xếp loại tiết dạy thông qua mạng nội bộ của trường giữa những người cùng dự và người dạy bằng phiếu dự giờ. Người dạy gửi ý kiến phản hồi thống nhất in phiếu gửi về tổ trưởng chuyên môn của người dạy.
- Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp chung (02 tuần/ 01 đợt: theo thời gian họp tổ); trao đổi trực tiếp những ý kiến còn trái chiều, chưa thống nhất (nếu có) giữa người dạy và người dự.
* Giải pháp về thực hiện hồ sơ sổ sách, nề nếp chuyên môn:
Tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện đúng theo quy định tại tại Công văn 166/SGDĐT. Ngoài bì chung ghi Danh mục hồ sơ (STT, tên loại hồ sơ sổ sách) cụ thể, đầy đủ. Mỗi loại HSSS ghi STT và tên tương ứng với danh mục, sắp xếp ngăn nắp, khoa học từng loại hồ sơ theo trình tự danh mục để tránh thất lạc và thuận lợi cho công việc.
* Giải pháp về đánh giá chuyên môn giáo viên:
Căn cứ vào kết quả xếp loại chung các tiết khảo sát và thực hiện hồ sơ sổ sách (nề nếp chuyên môn), trong cả năm học. Cụ thể, theo 04 loại Giỏi, Khá, Đạt yêu cầu, Không đạt yêu cầu. Điểm mới là coi trọng tính toàn diện trong nhiệm vụ: vừa dạy giỏi và thực hiện hồ sơ sổ sách (cũng chính là thực hiện nề nếp hoạt động chuyên môn trong suốt năm học) tốt thì chuyên môn mới được xếp loại Giỏi. So với trước đây, là dạy giỏi và hồ sơ sổ sách tốt hoặc khá đều được xếp loại chuyên môn Giỏi.
Thảo luận nhóm về ứng dụng công nghệ thông tin
* Giải pháp về thi Giáo viên dạy giỏi:
Căn cứ theo Điều lệ hội thi của Bộ và điều kiện thực tế của trường, chú trọng đổi mới nội dung, cách thức thi năng lực, gồm: nội dung các văn bản pháp quy hiện hành; các kế hoạch hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT và của Trường; thực hành các nội dung đã được tập huấn về làm đề kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực, làm đề trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ứng dụng công nghệ thông tin (MindManager, tạo ô chữ Crossword,...) để soạn giáo án, lập kế hoạch công tác. Đây chính là động thái tích cực, chuẩn bị tốt mọi mặt để giáo viên tham gia hội thi cấp tỉnh vào năm học 2014 – 2015.
Công nhận đặc cách GVDG và mời làm giám khảo hội thi cấp trường đối với giáo viên đã đạt danh hiệu GVDG cấp huyện ở hai hội thi liền kề, hoặc đã đạt giải Nhất hội thi GVDG cấp huyện.
Kết hợp thi GVDG với thao giảng cấp trường để các GV cùng tham gia dự giờ học hỏi kinh nghiệm với GV thi GVDG.
* Về tổ chức kiểm tra học kỳ: thống nhất phân công thêm 04 giám thị hành lang để đợt kiểm tra bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan, công bằng và hiệu quả.
Song song theo đó là nhóm giải pháp giúp đỡ học sinh yếu, bằng sự tập trung toàn tâm, toàn lực giúp đỡ học sinh một cách toàn diện. Cụ thể là:
Về hạnh kiểm: BGH, Ban HĐNGLL, TPT tổ chức các hoạt động rèn luyện GTS, KNS, giáo dục pháp chế và tư vấn TLHĐ cho HS. GVCN lập danh sách các em có vấn đề chưa tốt về hạnh kiểm, trao đổi cùng GV bộ môn GDCD để cùng phối hợp theo dõi, giúp đỡ, động viên, uốn nắn các em.
Về học lực: GVBM: lập danh sách HS yếu, kém; đăng ký phấn đấu giúp đỡ (số lượng cụ thể bao nhiêu em) để các em đạt được TB và tiến bộ dần thêm. Theo dõi sâu sát và tự đánh giá kết quả giúp đỡ vào cuối HK, cuối năm học. GVCN: lập danh sách học sinh yếu, kém của lớp; tự mình đăng ký (số lượng cụ thể bao nhiêu em) và phân công học sinh khá, giỏi cùng giúp bạn (số lượng, danh sách cụ thể em nào giúp đỡ em nào) để giúp các em cố gắng phấn đấu tiến bộ.
Trong các tiết dạy nói chung (kể cả dạy phụ đạo), khi ra bài tập, GV cần định lượng rõ loại BT từ dễ đến khó, nhằm khuyến khích, động viên thái độ tự tin, tinh thần tích cực tham gia làm bài; đồng thời giúp các em tự đánh giá được mức độ đạt được (mức độ tiến bộ) của bản thân để có động lực phấn đấu. GVBM cần hướng dẫn HS khá, giỏi các bài tập, câu hỏi khó, có tính mở (phân tích, tổng hợp) để giúp các em phát huy được hết năng lực, không ngừng phấn đấu vươn lên.
Kết tinh trí tuệ tập thể, các nội dung giải pháp được Hội thảo thống nhất từ năm học này chính là các sáng kiến mới, làm cơ sở cho những thay đổi, bổ sung, điều chỉnh của giáo viên trong hoạt động giảng dạy, giáo dục; của tổ chuyên môn và Ban giám hiệu trong chỉ đạo, điều hành công tác chuyên môn, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại đơn vị.
----------- Nguyễn Thị Ngoan