Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Bài viết: DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN... - Thứ tư, 11 Tháng 12 2024 16:12
Bài viết: CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN- NĂM HỌC 2024-2025 - Thứ tư, 11 Tháng 12 2024 08:51
Bài viết: DIỄN ĐÀN ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG VỚI... - Thứ tư, 11 Tháng 12 2024 08:38
Bài viết: HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC... - Thứ sáu, 20 Tháng 9 2024 00:00
Bài viết: TỌA ĐÀM CHÀO MỪNG 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT... - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 08:24
Bài viết: CHUYÊN ĐỀ MÔN KHTN-PHÂN MÔN VẬT LÝ NĂM HỌC 2024-2025 - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 08:18
Bài viết: TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG... - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 08:07
Bài viết: CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG 42 NĂM NGÀY NHÀ... - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 07:54
Bài viết: TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN... - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 07:44
Bài viết: KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO HỌC SINH NĂM HỌC... - Thứ hai, 25 Tháng 11 2024 08:34
Blue Grey Red

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)!

Banner GV Ok Banner HS Ok

2018: Năm của những sự kiện giáo dục "chưa từng có"

Còn không đầy 2 tuần nữa năm 2018 khép lại, nhưng những người quan tâm tới giáo dục đã bắt đầu rậm rịch nhìn lại "các sự kiện nổi bật". Có thể thấy, trong khi nhà chức trách đang nỗ lực sửa đổi các dự thảo luật về giáo dục, thì ở đời sống đã xảy ra những sự kiện chưa từng có: Bạo hành học đường gây sốc, chuỗi gian lận thi cử bục vỡ, một bộ trưởng bị loại khỏi danh sách chức danh giáo sư... Đến cuối năm, thảo luận về triết lý giáo dục lại được xới lên.

Bạo hành học đường: Liên tục và thô bạo

Quỳ gối, tát má..là những "từ khoá" xuất hiện thành chuỗi nổi bật trong nhà trường năm 2018. Cuối tháng 1, ở Long An, một cô giáo tiểu học bắt học sinh quỳ gối đã "lĩnh" ngay sự trừng phạt của phụ huynh với yêu cầu tương tự. Đến tháng 3, một phụ huynh ở Nghệ An cũng lao vào trường bắt cô giáo mầm non đang mang thai phải quỳ gối do nghi ngờ đánh con mình..

2018-nam-cua-nhung-su-kien-2
Học sinh phản ánh cô giáo lên lớp dạy học không nói năng gì (Ảnh: Lê Huyền)

Đầu tháng 4, tại Hải Phòng một cô giáo trẻ đã bắt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng. Sau ngày 20/11, sự kiện rúng động "231 cái tát" đã xảy ra ở Quảng Bình: Cô giáo "chỉ đạo" cả lớp tát một học sinh lớp 6 tới mức phải nhập viện vì bị cho là nói bậy. Chưa kịp nguôi ngoai, ở Hà Nội lại nổi lên vụ cô giáo để trẻ lớp 2 tát bạn. Trước đó, ở TP.HCM cũng có phụ huynh cũng tố cáo giáo viên bắt học sinh lớp 5 tát bạn. Đó là chưa kể tới các vụ bạo lực học đường khác như đánh trẻ mầm non ở Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM. Một vụ bạo hành tốn nhiều giấy mực khác là trường hợp cô giáo dạy toán ở TP.HCM lên lớp không nói gì trong 3 tháng với học sinh.

Xen giữa những vụ tát, quỳ....là những sự vụ giáo viên bị học trò hoặc phụ huynh uy hiếp: Nam sinh Bến Tre nhục mạ và bóp cổ cô giáo trước mặt cả lớp; nam sinh Quảng Bình đâm thủng bụng thầy giáo. Đầu tháng 12, một nữ phụ huynh vào tận trường học ở Bạc Liêu chửi mắng và quay clip đăng Facebook xúc phạm thầy giáo vì cái quần của con gái bị mất...

Sau mỗi sự kiện, cách xử lý thường thấy là kỷ luật người liên quan, nặng nhất là cách chức hiệu trưởng hay khai trừ Đảng với phụ huynh. Có một số vụ việc được hoà giải bằng xin lỗi.

Giới phân tích mổ xẻ nguyên nhân từ nhiều phía: Do trình độ, năng lực, và cả hoàn cảnh, tính cách cá nhân của giáo viên; do áp lực mặt trái của "bệnh thành tích"; do thiếu vắng vai trò của tâm lý học đường; hay sâu xa hơn là hệ quả của nền giáo dục một chiều độc đoán... Một nhà tâm lý giáo dục cho biết bạo hành học dường không chỉ là những hiện tượng xúc phạm thân thể học sinh. Xét ở góc độ này, thì những lớp học sĩ số 50 - 70 em trong một không gian chật hẹp luôn phải giữ im lặng; hay vòng xoáy vắt kiệt sức trẻ từ những ca học thêm bất tận, những đợt thi cử quay cuồng...cũng mang dáng dấp "bạo hành" gây ít nhiều di chứng. Do đó, xử lý và giảm thiểu các hành vi này không chỉ dừng lại ở những chuyến thăm viếng, quyết định "xử lý nghiêm". Muốn chữa lành, phải truy về nguồn gốc của "căn bệnh". Đó là quan niệm con người và giáo dục là gì, hay nói khác là định vị triết lý đúng đắn để thiết lập đường đi bền vững cho hành trình giáo dục.

Gian lận thi cử: Liên tỉnh

Cú bắt tay nhau "chấm chung" thi tốt nghiệp THPT của 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm nào xem ra chưa nhằm nhò gì so với gian lận thi cử phát lộ ở một loạt địa phương trong năm nay. Hàng trăm bài thi THPT quốc gia của thí sinh Hà Giang từ 0 -2 điểm bỗng chốc được phù phép thành điểm 9, biến học sinh làng nhàng thành "tốp 10 cả nước".

Sự việc chưa kịp "nguội" ở Hà Giang thì việc sửa điểm "nóng" lên ở Sơn La, Hoà Bình...thậm chí theo đồn đoán, con số không dừng lại ở 3 địa phương.

2018-nam-cua-nhung-su-kien-3
Gian lận thi cử ở Hà Giang (Ảnh: VNN)

Chưa bao giờ, hàng chục cán bộ là quản lý giáo dục cấp sở, phòng hoặc hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông bỗng vướng vào vòng lao lý: người bị bắt tạm giam, kẻ bị truy tố. Và cũng oái oăm, dù đã xác định sờ sờ sai phạm, nhưng vẫn chưa có cách đưa bài thi trở về điểm gốc.

Dưới sức ép của dư luận, Bộ trưởng Giáo dục phải lên tiếng nhận trách nhiệm về cách tổ chức kỳ thi đã để xảy ra những lỗ hổng "chết người"; trong khi hàng loạt quan chức địa phương có vai trò không kém phần quan trọng vẫn lảng tránh trách nhiệm của mình; thậm chí khi con gái được nâng điểm, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang phải cố thanh minh sự vô can...

Có thể nói, trong một xã hội trọng sự học như Việt Nam, hiện tượng một nhóm những người không phải đầu tư, không phải bỏ nguồn lực mà lại chiếm mất cơ hội của nhóm những người đã đầu tư và hy sinh nguồn lực trong suốt thời gian dài là một bất công, ăn cắp nỗ lực của người khác, xâm phạm tính tôn nghiêm của công lý. Đó cũng là thất bại của xã hội, của người lớn trước trẻ em.

Đến đầu tháng 12, Bộ GD-ĐT đã đưa ra phương án thi THPT quốc gia cho năm 2019, với những điều chỉnh kỹ thuật nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực. Những câu hỏi về kỳ thi vẫn tiếp tục được đặt ra: Còn gian lận trong bóng tối nào chưa được lôi ra ánh sáng; kỳ thi sẽ duy trì đến bao giờ; làm sao bảo đảm công bằng trong giáo dục, không thỏa hiệp với gian dối, bất công,...Đây là những thách thức đặt ra với Bộ trưởng Giáo dục, nhưng cũng là cơ hội để ghi dấu ấn nhiệm kỳ của ông ở cửa ải "đổi mới thi cử".

Bê bối công nhận chức danh giáo sư

"Chuyến tàu chót mang số hiệu 174" (Quyết định 174 về các vấn đề GS, PGS) đã gặp chao đảo ngay sau khi hội đồng chuyên môn công bố danh sách ứng viên đạt chuẩn năm 2017 với con số cao kỷ lục là 1.226 người. Dư luận lập tức dấy lên nghi ngại kết quả không thực chất; đặc biệt là khi xuất hiện những cá nhân "ngoại hạng" (ngoài hoạt động chuyên môn là giảng dạy, nghiên cứu) như bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư huyện uỷ, giám đốc...

2018-nam-cua-nhung-su-kien-4
Giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng đột biến (Ảnh: Lê Huyền)

Ngay lập tức, Thủ tướng đã yêu cầu rà soát lại hồ sơ các ứng viên. Công việc "vắt" qua cả Tết Nguyên Đán. Kết thúc đợt ra soát, có 41 hồ sơ đã không đủ điều kiện. Đặc biệt, hội đồng chuyên môn đã gác lại hồ sơ, chưa công nận trường hợp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, dù ban đầu đã lọt qua 3 "cửa" xét duyệt.

Đến giữa tháng 5, nghi vấn đạo văn của GS Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn lại nổi lên. GS Tồn bị tố đạo văn của học trò và đồng nghiệp. Tranh luận gay gắt nổ ra khi Chủ tịch hội đồng ngành khẳng định chuyện là có thật, còn GS Tồn ngỏ ý "tố" ngược Chủ tịch với lỗi tương tự. Sau nhiều cuộc họp, nghi án "đạo văn" này đến nay vẫn chưa có có hồi kết.

Cuối tháng 8, Thủ tướng đã ban hành quyết định mới về công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS với những cải tiến tích cực. Hiện tại, nhân sự của các hội đồng chức danh đang được tổ chức lại. Dư luận kỳ vọng những "chiếc ghế" của các hội đồng mới thực sự sẽ thuộc về những người tài tâm, biết cầm cân nảy mực, góp phần làm lành mạnh môi trường giáo dục bậc cao.

Lùm xùm sách giáo khoa độc quyền khép kín

Trước thềm khai giảng năm học mới, 1 clip hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần tiếng Việt theo cách của "Công nghệ giáo dục" (CNGD) gây xôn xao dư luận. Với những người quan sát lâu năm thì thấy hiện tượng CNGD bị tấn công có vẻ lặp lại kịch bản của gần 20 năm trước: Xuất hiện vào đúng thời điểm ngành giáo dục chuẩn bị thay sách giáo khoa (SGK) theo chương trình phổ thông mới.

2018-nam-cua-nhung-su-kien-5
GS Hồ Ngọc Đại giới thiệu sách tại một hội thảo đầu tháng 9.

Tranh cãi bùng nổ dữ dội trên mạng xã hội đi xa với những suy diễn méo mó như âm mưu phá hoại văn hoá Việt Nam, hay ý đồ thay đổi chữ viết....dù Bộ GD-ĐT đã ra sức giải thích đây là một giải pháp sư phạm được chấp thuận trong nhà trường, và thực tiễn đã chứng minh bằng sự thành công của các thế hệ học trò theo cách dạy này trong 40 năm qua.

Trong khi trên diễn đàn mạng xã hội tưng bừng "phiên phán xử" CNGD thì tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu liên tiếp đặt vấn đề về bất cập của SGK hiện hành. "Điểm nhấn" tái xuất nhiều nhất là chỉ trích việc làm SGK của NXB Giáo dục Việt Nam gây lãng phí "ngàn tỷ". Sau những thanh minh và phản biện về con số lỗ, lãi của NXB; vấn đề đáng quan tâm hơn cả là hiện tượng độc quyền khép kín của ngành giáo dục trong chuyện làm SGK sẽ giải quyết như thế nào.

Liên quan đến câu chuyện hệ trọng này, Bộ GD-ĐT cho đến giờ vẫn "nợ" việc ban hành các chương trình môn học mới, dù hiện nay các nhóm đang rậm rịch làm sách. Những bất cập và giằng xé về quan điểm, lợi ích trong chuyện làm SGK khiến dư luận không khỏi phấp phỏng về sự thành công của chương trình giáo dục phổ thông mới sắp vận hành tới đây.

500 giáo viên hợp đồng mất việc và 76.000 suất biên chế còn thiếu

Trong tháng 3 tại Đắc Lắk, 500 giáo viên bỗng dưng mất việc do hợp đồng hết hạn. Câu chuyện một lần nữa cho thấy sự bị động, chồng chéo về tuyển dụng, sử dụng giáo viên đã tạo "miếng mồi" béo bở cho quan chức địa phương, làm méo mó chất lượng đội ngũ nhân sự giáo dục. Ở cấp độ vĩ mô, đó là sự chồng chéo về chính sách tuyển dụng viên chức, nhân sự bộ này nhưng do bộ khác quyết định...

2018-nam-cua-nhung-su-kien-6
500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk. Ảnh: Trùng Dương

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, sau khi đã được giao thêm biên chế tuyển dụng, toàn ngành vẫn còn thiếu 75.989 giáo viên. Năm nay, có tới 29 địa phương "xin" biên chế giáo viên. Do thiếu người, một số nơi đã hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế không đúng với quy định hiện hành. Ngoài Đắk Lắk, hiện tượng này còn xảy ra ở Cà Mau, Hà Nội, Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị và một số địa phương khác.

Nghịch lý thừa thiếu giáo viên năm nào cũng xảy ra và tiếp tục rộ lên: Trong khi hàng trăm giáo viên nhiều nơi đứng trước nguy cơ mất việc, giáo viên cấp 1, cấp 2 bị điều chuyển xuống dạy mầm non, hàng ngàn cử nhân sư phạm thất nghiệp, thì nhiều địa phương thiếu giáo viên mà không được tuyển, phải "cầu cứu" Chính phủ.

Bộ trưởng Giáo dục cho rằng phải có chế độ chính sách ổn định để giáo viên yên tâm làm việc đúng chuyên môn nghiệp vụ chứ không phải theo mùa vụ hay tiết học. Còn Chủ nhiệm Uỷ ban chuyên trách của Quốc hội phải thắc mắc giáo dục là quốc sách hàng đầu sao lại không được tuyển dụng giáo viên.

Sửa các bộ luật về giáo dục

Sửa Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) là 2 công việc vĩ mô đáng chú ý của ngành giáo dục trong năm 2018.

Trong khi các nhà chức trách đang thảo luận mở rộng hành lang thể chế thì vào hồi tháng 5, nổi lên câu chuyện một GS Việt kiều bị từ chối ghế hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen do không đủ tiêu chuẩn theo luật định hiện hành. Thực tiễn giáo dục năm 2018 cũng chứng kiến sự sục sôi trong chuyển nhượng, mua bán các trường đại học tư, hình thành của các tập đoàn giáo dục tư nhân; cùng với đó là những chuyển động âm thầm nhưng không kém phần sôi động của đội ngũ nhân sự từ công sang tư...

Luật GDĐH sửa đổi đã "về đích" đúng thời gian sau một số trục trặc - đáng chú ý là cách tiếp cận giá dịch vụ đào tạo ("học giá") bị dư luận phản đối hồi tháng 5. Cuối tháng 11, dự luật này được Quốc hội thông qua với 84% số phiếu.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho biết, việc sửa luật GDĐH lần này chưa phải là điều chỉnh tổng thể; mà trước mắt để giải quyết những điều cần thiết cho hệ thống giáo dục phát triển tương đối, đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Đó là tăng tự chủ thật sự cho trường đại học và tạo điều kiện phát triển giáo dục đại học tư thục - vừa bổ sung cho năng lực giáo dục đại học, vừa tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học công lập phát triển.

Trong khi đó, Chính phủ đã đề xuất chưa xem xét thông qua luật Giáo dụcsửa đổi vào cuối năm như dự định. Ở dự luật này, đề xuất lương giáo viên cao nhất trong hệ thống sự nghiệp đã bị Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính bác bỏ; đề xuất miễn học phí ở bậc THCS sau khi bị bác 1 lần đã được trình lại.Câu hỏi có duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia nữa hay không vẫn còn để ngỏ..

Những kết quả "lần đầu tiên" trong sân chơi quốc tế

Dự thi Olympic Sinh học quốc tế, Nguyễn Phương Thảo (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên) đã đứng đầu trong số 261 thí sinh và được vinh danh The first winner (người chiến thắng cuộc thi). Đây cũng là lần đầu tiên, đội tuyển Sinh học có điểm cao nhất cuộc thi, giành được 3 huy chương vàng.

2018-nam-cua-nhung-su-kien-7
Kết quả thi Olympic học sinh giỏi quốc tế trong 5 năm.

Theo một báo cáo của ngành giáo dục, 5 năm gần đây, kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế của các đoàn HSG Việt Nam có những điểm nhấn mới. Chẳng hạn, một số đội tuyển có thành tích ổn định, đoạt nhiều giải cao, xếp thứ hạng cao, có nhiều học sinh đoạt 2 HCV 2 năm liền. Trong khi môn thế mạnh "truyền thống" là Toán có vẻ "đứng yên", thì những môn như Hoá, Lý, Sinh, Tin...lại góp những gương mặt "vàng" sáng giá. Dù chỉ là sân chơi Olympic, nhưng kết quả này cũng cho thấy sự đa dạng trong lựa chọn đầu tư của cả phía Nhà nước lẫn gia đình các cá nhân ở lĩnh vực đào tạo mũi nhọn bậc phổ thông.

Ở bậc đại hoc, 2018 cũng là năm đầu tiên 2 cơ sở đào tạo đại học lọt top 1.000 ĐH thế giới, 7 cơ sở đại học lọt top 500 ĐH châu Á - theo xếp hạng giáo dục đại học thường niên của QS (QS World University Rankings). Đó là ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng. Dù có những bàn tán, giới chuyên môn cũng nhìn nhận, tuy xếp hạng không phải là mục tiêu phát triển tối thượng, nhưng nó cũng tạo động lực để các trường mạnh dạn đổi mới và đầu tư phát triển hài hòa cả về đào tạo, nghiên cứu. Một cách gián tiếp, không chỉ đào tạo mà khía cạnh khoa học công nghệ của hệ thống cũng sẽ có những biến chuyển tích cực.

Khát vọng về con người tự do

Có một điều ngẫu nhiên, từ khóa "triết lý giáo dục" lại xuất hiện trong các thảo luận khi mổ xẻ các vụ việc bạo hành, hay tranh luận tại diễn đàn sửa luật.

Ngày 15/11, phát biểu tại nghị trường, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân nói rằng: "Một nền giáo dục thiếu triết lý cũng như thiếu ngọn hải đăng dẫn đường. Đời người chỉ có một quãng thời gian ngắn ngủi ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, những gì là tinh hoa của nhân loại, dân tộc và thời đại cần được chắt lọc để hướng dẫn thế hệ trẻ. Quốc hội đã quyết tâm cho một lần sửa đổi toàn diện thì cần thêm một lần mạnh dạn tư duy cho một nền giáo dục thỏa mãn tư duy, nhu cầu và điều kiện của cuộc cách mạng lần này".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi hồi đáp các ý kiến của đại biểu Quốc cho biết đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu ở đề tài cấp quốc gia và nghiên cứu thật sự cẩn thận để tạo sự thống nhất cao về triết lý giáo dục trong mục tiêu và nguyên lý giáo dục để có định hướng trong chỉ đạo các hoạt động của giáo dục tới đây.

Ngày 7/12, khi phân tích về hiện tượng bao hành, TS Tâm lý học Lê Nguyên Phương chỉ ra vòng luẩn quẩn sợ lẫn nhau: Học sinh sợ giáo viên, giáo viên sợ hiệu trưởng, hiệu trưởng sợ quan chức giáo dục... . Để chấm dứt sự sợ hãi, cần thay đổi nhận thức về bản chất của con người và giáo dục. Điều đó đòi hỏi mỗi người có liên quan tới giáo dục phải nhận diện được ý nghĩa của việc làm người trong mối quan hệ với thiên nhiên, xã hội, và với chính mình. Đây là những vấn đề mang tính triết lý giáo dục, không ai có thể trốn tránh trách nhiệm suy ngẫm bằng cách để cho chính quyền hay một định chế giáo dục nào đó suy nghĩ giùm.

Không hẹn mà gặp, nhiều ý kiến về triết lý giáo dục thảo luận sôi nổi vào dịp cuối năm dù tiếp cận ở các góc độ khác nhau đều hướng tới khát vọng tự do. Nói như TS Lê Nguyên Phương: "Chỉ có những con người tự do mới giáo dục được một thế hệ tự do đứng ra gánh vác việc bảo vệ quốc gia và xây dựng xã hội. Việc này đòi hỏi việc thay đổi hệ thống lẫn sự chuyển hóa ở mỗi cá nhân".

Hạ Anh - Lê Huyền (Nguồn: Vietnamnet)

Thêm bình luận


Security code
Làm mới

Văn bản QPPL

  • Quyết định của Bộ DG&ĐT về phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng từ năm 2015. (Download)
  • V/v đính chính hiệu lực thi hành Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT ngày 19/12/2012 ban hành điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách đội giỏi. (Download )
  • THÔNG TƯ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THI GIÁO VIÊN LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH GIỎI (Download )
  • THÔNG TƯ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NGƯỜI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MUỐN TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. (Download )
  • QUYẾT ĐỊNH SỐ 51/2012/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ TRANG PHỤC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN THỂ DỤC THỂ THAO (Download )
  • THÔNG TƯ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN. (Download )
  • THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM CỦA BỘ GD&ĐT (Download)
  • SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 24/2011/QĐ-UBND NGÀY 05/8/2011 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM (Download )
  • Quy chế phối hợp trách nhiệm giữa các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố trong việc theo dõi đối với HS-SV người DTTS thuộc diện cử tuyển và th thuyển vào học tại các trường ĐH, CĐ, TC. Do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành. (Download)
  • TTLT Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập (Download)
  • Điều lệ trường trung học (mới - 2011). (Download)
  • Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Download)

Số liệu thống kê

  • Các thành viên : 17
  • Nội dung : 618
  • Liên kết web : 6
  • Số lần xem bài viết : 4371881
tctd thuvienanh  Tai nguyen dien tu Cuoi trang
TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT HUYỆN NAM TRÀ MY - TRỰC THUỘC SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
Thôn 2 – Xã Trà Mai - Huyện Nam Trà My – Tỉnh Quảng Nam. Tel: 02353.880.079
Bản quyền thuộc về Trường PTDTNT THCS & THPT huyện Nam Trà My .