Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Bài viết: Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên Hiệp... - Thứ hai, 04 Tháng 11 2024 09:21
Bài viết: HỘI NGHỊ CÁN BỘ- VIÊN CHỨC- NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỜNG... - Thứ hai, 04 Tháng 11 2024 08:59
Bài viết: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐOÀN... - Thứ hai, 04 Tháng 11 2024 08:34
Bài viết: TỌA ĐÀM “ĐIỀU CON MUỐN NÓI” NĂM 2024 - Thứ hai, 04 Tháng 11 2024 08:12
Bài viết: HỘI NGHỊ CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025 - Thứ hai, 04 Tháng 11 2024 08:04
Bài viết: VUI HỘI TRĂNG RẰM- NĂM HỌC 2024 - 2025 - Thứ hai, 30 Tháng 9 2024 13:38
Bài viết: LỄ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG HỌC SINH... - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 15:36
Bài viết: TƯNG BỪNG NGÀY KHAI TRƯỜNG; NĂM HỌC 2024-2025 - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 15:16
Bài viết: “TUẦN SINH HOẠT TẬP THỂ” ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2024... - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 14:59
Kế hoạch: KẾ HOẠCH BÀI DẠY ( GIÁO ÁN) CỦA GIÁO VIÊN... - Thứ ba, 17 Tháng 9 2024 14:48
Blue Grey Red

 

swimming

CHÀO MỪNG NĂM HỌC 2024 - 2025.

Giáo dục trong hệ thống các trường PTDTNT Nơi tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số

Hệ thống các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) có vị trí quan trọng trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là kết quả của chính sách ưu việt mà Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho miền núi nói chung và giáo dục vùng dân tộc nói riêng.
Nhân dịp Xuân về, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về vấn đề này.

hocsinhdtnt

Thưa Thứ trưởng, bà có thể đánh giá khái quát về kết quả trong công tác  đào tạo của hệ thống các trường PTDTNT nước ta hiện nay?
Đến năm học 2008-2009, hệ thống các trường PTDTNT đã phủ gần 50 tỉnh, thành phố với gần 300 trường, 85.000 học sinh (HS) (50.818 HS cấp THCS và 33.859 HS cấp THPT), tăng 33% số trường so với năm học 1997-1998.
Đến nay, tất cả các DTTS đều có con em học tại các trường PTDTNT. 7 thứ tiếng dân tộc được dạy trong trường phổ thông, gồm: Chăm, Khmer, Băhnar, Êđê, Jrai, Mông, Hoa. Việc dạy học tiếng dân tộc được thực hiện tại 18 tỉnh, thành phố. Con em một số dân tộc đặc biệt ít người ở miền núi phía Bắc (Lự, Ngái, Mảng, La Hủ, Si La...) đã được tổ chức đào tạo riêng tại trường phổ thông vùng cao Việt Bắc từ năm 2005-2006. Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề án phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu là 100% trẻ dân tộc rất ít người trong độ tuổi 3-5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn, quần áo, được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường mầm non; 100% HS dân tộc rất ít người cấp tiểu học tại các trường PTDT bán trú, được hỗ trợ học bổng, quần áo, bữa trưa... Đảm bảo 100% HS dân tộc rất ít người hoàn thành chương trình tiểu học và sau đó sẽ được học tại các trường PTDTNT huyện hoặc các trường PTDTNT tỉnh với các chính sách hỗ trợ đặc biệt. Đầu tư, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và các trường PTDTNT nhằm tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, HS của các dân tộc rất ít người.
Các trường PTDTNT còn tổ chức dạy nghề, các hoạt động văn hóa, thể thao cho HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hằng năm có trên 4.000 HS tốt nghiệp THPT và hàng chục ngàn HS tốt nghiệp THCS, đã cung cấp nguồn đào tạo cán bộ DTTS ở các trình độ và các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau cho vùng miền núi, vùng khó khăn có đông đồng bào DTTS. Chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường PTDTNT ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm tốt và khá của các trường thường xuyên đạt hơn 95%; số học sinh có học lực khá, giỏi bình quân từ 37,6% đến 43,4%. Hằng năm, có trên 50% số HS các trường PTDTNT tốt nghiệp THPT thi đỗ và cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (ĐH, CĐ, TCCN).
Một số trường PTDTNT đi đầu trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục HS, không có HS bỏ học hoặc lưu ban, số HS sau khi tốt nghiệp tiếp tục theo học lên hoặc đi học nghề chiếm tỷ lệ cao. Năm học 2008-2009, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc có 87,6% HS thi đỗ và cử tuyển vào các trường ĐH, CĐ; Trường PTDTNT tỉnh Bắc Giang có 73,23% HS đạt điểm sàn CĐ trở lên.
Hệ thống các trường PTDTNT đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn cán bộ DTTS có trình độ, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa. Nhiều HS của các trường PTDTNT đã trở thành những nhà khoa học, nhà quản lí...

Công tác đào tạo trong các trường PTDTNT còn những khó khăn, vướng mắc gì? Giải pháp khắc phục trong thời gian tới như thế nào? thưa bà!

Khó khăn thứ nhất là hệ thống các trường PTDTNT hiện nay chưa đồng đều giữa các địa phương. Nhiều tỉnh có tỷ lệ HS DTTS học tại các trường PTDTNT dưới tỷ lệ trung bình của cả nước (Thái Nguyên 1,58%, Tuyên Quang 1,96%, Hoà Bình 3,46%, Đăk Lăk 3,6%...), dẫn đến nguồn đào tạo cán bộ ở những địa phương này còn thiếu nghiêm trọng.
Thứ hai là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ngân sách của các trường PTDTNT còn thiếu thốn, nghèo nàn, còn thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng thực hành, nhà đa chức năng gây khó khăn trong bố trí lớp học và tổ chức học 2 buổi/ngày theo quy định. Khu ký túc xá của nhiều trường vừa thiếu chỗ ở cho HS, vừa thiếu các công trình vệ sinh, nước sạch. Đặc biệt, ở một số trường PTDTNT huyện vẫn còn chung cơ sở vật chất với cơ sở giáo dục khác, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường (Cao Bằng, Đăk Lăk...).
Khó khăn thứ ba là đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường PTDTNT còn hạn chế trong sử dụng ngôn ngữ dân tộc, chưa hiểu biết nhiều về đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán của HS dân tộc, chưa được bồi dưỡng nhiều về phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS dân tộc cũng như các chuyên đề về giáo dục đặc thù. Vì vậy chất lượng giáo dục ở các trường  PTDTNT chưa cao và chưa đồng đều, một số trường PTDTNT chất lượng còn thấp.
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, đảm bảo tuyển đúng đối tượng, đúng qui mô đối với từng loại trường PTDTNT trên cơ sở nâng dần tỷ lệ thi tuyển; có chính sách tuyển sinh riêng cho một số dân tộc ít người đặc biệt khó khăn như: Ngái, Lự, Mảng, Si La, Brâu, La Hủ, Ơ-đu, Rơ-măm, Lô Lô, Cống, Cơ Lao, Pà thẻn, La Ha... Bổ sung những chế độ chính sách, nhất là những chế độ chính sách nhằm thu hút giáo viên giỏi, làm nòng cốt cho đội ngũ giáo viên của các trường; tiếp tục các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc ở mầm non, tiểu học. Dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông và trường sư phạm, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên dạy các trường PTDTNT về năng lực quản lý, về khả năng sử dụng tiếng dân tộc...

Có thể, kế hoạch phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2010-2015 sẽ là những tín hiệu lạc quan?
Vâng, hy vọng là như thế. Hiện nay, Bộ GD & ĐT đang xây dựng, trình Chính phủ đề án phát triển trường PTDTNT giai đoạn 2010- 2015 với các mục tiêu: Xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị cho các trường PTDTNT đảm bảo đáp ứng việc nuôi dạy học sinh dân tộc trong các trường PTDTNT có tỷ lệ tối thiểu bằng 6,5% HS dân tộc cấp trung học ở các địa phương vào năm 2015; tập huấn cán bộ, giáo viên các trường PTDTNT về: Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT; tiếng dân tộc thiểu số...;  Xây dựng các điều kiện cần thiết để tăng cường công tác quản lý trường PTDTNT.
Theo đó, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ quy hoạch lại hệ thống các trường PTDTNT. Chỉ đạo việc mở trường PTDTNT cấp THPT ở cấp huyện và liên huyện tại những địa phương thực sự có nhu cầu. Từng bước xây dựng các trường PTDTNT trở thành trường chuẩn quốc gia giàu bản sắc văn hóa dân tộc, nuôi dạy thế hệ trẻ các DTTS có chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Các trường tổ chức liên kết chặt chẽ với các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, các trung tâm dạy nghề, khuyến lâm, nông, ngư ở địa phương để giáo dục nghề, hướng nghiệp cho học sinh. Tăng cường mối quan hệ giữa các ngành, các tổ chức xã hội để việc đào tạo của trường PTDTNT phục vụ trực tiếp yêu cầu phát triển-xã hội các địa phương.

Cảm ơn Thứ trưởng

Hoàng Thanh

Thêm bình luận


Security code
Làm mới

tctd thuvienanh  Tai nguyen dien tu Cuoi trang
TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT HUYỆN NAM TRÀ MY
Thôn 2 – Xã Trà Mai - Huyện Nam Trà My – Tỉnh Quảng Nam. Tel: 02353.880.079
- Bản quyền thuộc về Trường PTDTNT THCS & THPT huyện Nam Trà My – .