Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Bài viết: LỄ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG HỌC SINH... - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 15:36
Bài viết: TƯNG BỪNG NGÀY KHAI TRƯỜNG; NĂM HỌC 2024-2025 - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 15:16
Bài viết: “TUẦN SINH HOẠT TẬP THỂ” ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2024... - Thứ tư, 18 Tháng 9 2024 14:59
Kế hoạch: KẾ HOẠCH BÀI DẠY ( GIÁO ÁN) CỦA GIÁO VIÊN... - Thứ ba, 17 Tháng 9 2024 14:48
Kế hoạch: KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC... - Thứ sáu, 13 Tháng 9 2024 10:00
Kế hoạch: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2024 -2025 - Thứ sáu, 13 Tháng 9 2024 09:54
Kế hoạch: KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ PHỤ ĐẠO TỔ CHUYÊN MÔN... - Thứ sáu, 13 Tháng 9 2024 09:45
Tin hoạt động: Kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn năm học 2023... - Thứ ba, 05 Tháng 9 2023 00:00
Bài viết: CHƯƠNG TRÌNH HOA PHƯỢNG ĐỎ HÈ NĂM HỌC 2023-2024 - Chủ nhật, 16 Tháng 6 2024 15:06
Bài viết: HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2023-2024 - Chủ nhật, 16 Tháng 6 2024 14:59
Blue Grey Red

 

swimming

CHÀO MỪNG NĂM HỌC 2024 - 2025.

Trịnh Công Sơn, 11 năm trở về cát bụi…

Trịnh diễn đạt giùm ta hạnh phúc và niềm đau, nụ cười và nước mắt, trải nghiệm cùng ta những tĩnh và động, những dài rộng, cao sâu, diệu vợi trong tâm hồn mà chính bản thân ta đôi lúc... cũng không thể chạm đến được.

TCS_001

11 năm rồi, “tưởng rằng đã quên”, nhưng tôi vẫn nghe nhạc Trịnh vang lên giữa những con phố ồn ào đông đúc mang dư vị của cuộc sống, trong căn gác nhỏ chật chội giữa lòng thành phố hay những quán cà phê bài trí với chút gì cũ xưa…

Trở về cát bụi…

Cũng một ngày như thế này của 11 năm về trước, Trịnh Công Sơn giã biệt chúng ta mà đi. Ai cũng muốn tin rằng đó chỉ là trò đùa vui của ngày “cá tháng Tư”, đó chỉ là sự “lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác” như ông viết trong cuốn hồi ký nổi tiếng của mình. Thế nhưng, sự đời vốn lắm trái ngang. Mất mát đó là thật, nỗi đau đó là thật, bởi cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại được đời người, bởi “Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi…”

Năm Trịnh Công Sơn 16 tuổi (1955), thân phụ ông qua đời vì tai nạn giao thông. Sự mất mát to lớn ấy đã đi theo Trịnh suốt cả cuộc đời, ông chia sẻ: “Nỗi ám ảnh ấy chắc hẳn không bắt nguồn từ lớp dày tro bụi của vô thức làm nên từ những cái chết của tổ tiên mà có lẽ từ những năm tù tra tấn chết đi sống lại của ba tôi trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Rất nhiều bài hát đầu đời của tôi đã phảng phất cái không khí vắng lặng của sự mất mát. Càng về sau, lúc tiến dần về tuổi trưởng thành, giữa bức xúc của cuộc sống, giữa những năm tháng buồn vui, nỗi ám ảnh ấy đã trở thành lúc nào không hay ngọn nguồn của một nỗi âu lo thường trực về sự vắng bóng con người”.

“Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên, có người bỏ cuộc tình mà đi như một người đãng trí”… Với âm nhạc và cuộc đời, con người tài hoa ấy không quay lưng lỗi hẹn, cũng chưa bao giờ thôi da diết ân tình. Thế mà, khoảng trống ông để lại trong lòng người mến mộ, trong nền âm nhạc Việt dường như chưa bao giờ được lấp đầy…

“Hạt bụi” vô giá của thời gian

Đến tận bây giờ, vẫn có những nghiên cứu và tìm hiểu về thứ ca từ đẹp đẽ và đầy bí ẩn trong ca khúc của Trịnh Công Sơn. Người ta chẳng hiểu tại sao một chàng thanh niên học trường Tây như Trịnh lại có thể sử dụng tiếng Việt tài tình đến thế? Tài tình như một thầy phù thủy cao tay phủ lên thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của chính mình một loạt những thứ nước phép mà không phải ai cũng hóa giải được… Nắng thì ai chẳng thấy, nhưng chỉ ở Trịnh Công Sơn, người ta mới biết rồi yêu “Nắng thủy tinh”; mưa thì ai chẳng nhìn, nhưng chỉ có tâm hồn Trịnh mới trải hết chiều mưa đỉnh cao trong “Mưa hồng”, thế rồi “Hạ trắng”, rồi “Diễm xưa”, “Đêm thấy ta là thác đổ”, “Ru em từng ngón xuân hồng”, “Ru ta ngậm ngùi”, “Biển nhớ”, “Một cõi đi về”, “Phôi pha”, “Cát bụi”, “Như cánh vạc bay”, “Em còn nhớ hay em đã quên”, “Như một lời chia tay”, “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”… v.v

Trịnh đến với âm nhạc nhẹ nhàng và tình cờ, giống như kẻ du ca lạc bước trong một đường phố nào giữa muôn ngàn lối, và cất tiếng hát. Năm 18 tuổi, cái tuổi sung mãn nhất trong đời một con người, ông phải nằm trên giường bệnh. Chính khoảng thời gian gần 2 năm trời đó, Trịnh Công Sơn tìm đến các tác gia văn học, triết học nổi tiếng phương Đông và phương Tây, những Apollinaire, Marcel Proust, Jacques Prévert, những Nietzsche, Albert Camus, Jean Paul Sartre, những Nguyễn Du, Rabindranath Tagore, những sách Thiền và giáo lí Phật giáo…

Bởi thế mà trong nhạc Trịnh, ta mới bắt gặp những câu hát mà chất chứa trong nó cả “kiếp luân hồi” của giáo lí nhà Phật: “Không có đâu em này/ Không có cái chết đầu tiên/ Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng”, hay những trầm luân, đau thương giữa bể khổ cuộc đời: “Người ôm lấy muôn người, nằm trong tiếng bi ai”… (“Ngẫu nhiên”).

Trịnh nói hộ ta những nụ cười và nước mắt, hạnh phúc và niềm đau, nói cùng ta những tĩnh và động, những dài rộng, cao sâu, diệu vợi trong tâm hồn mà chính bản thân ta cũng không thể chạm đến được. Với ông, “ca khúc là đời sống thứ 2 sau thân thể mà cha mẹ đã sinh thành”. Hạt bụi nhỏ nhoi ấy vẫn khiêm tốn lặn mình trong cái mênh mông rộng lớn của đất trời: “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”

Trịnh Công Sơn đã làm rạng danh nền âm nhạc Việt Nam khi được trân trọng ghi tên vào cuốn Từ điển Bách khoa Le Milion tại Geneve năm 1973. Nhạc Trịnh, bài “Diễm xưa” từng là một trong những bài hát nước ngoài được yêu thích nhất tại xứ sở Phù Tang năm 1969. Báo chí nước ngoài gọi Trịnh là “trái tim Việt Nam”, “kẻ du ca bất khuất”… Một đời người và hơn 600 ca khúc, mà phần lớn trong số đó, bây giờ và mãi mãi vẫn được triệu triệu người nghe, hát và cảm nhận. Quả thực, đó là một vinh dự không phải người nghệ sĩ nào cũng có được.

11 năm, Trịnh vẫn như đang ở giữa cuộc đời, nhạc của ông vẫn được hàng triệu người nghe và hát say mê. 11 năm – với chúng ta, Trịnh chưa bao giờ mất, có chăng, chỉ là “lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác” mà thôi.

Hương Mai(petrotimes.vn)

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thêm bình luận


Security code
Làm mới

tctd thuvienanh  Tai nguyen dien tu Cuoi trang
TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT HUYỆN NAM TRÀ MY
Thôn 2 – Xã Trà Mai - Huyện Nam Trà My – Tỉnh Quảng Nam. Tel: 02353.880.079
- Bản quyền thuộc về Trường PTDTNT THCS & THPT huyện Nam Trà My – .