Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Bài viết: DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN... - Thứ tư, 11 Tháng 12 2024 16:12
Bài viết: CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN- NĂM HỌC 2024-2025 - Thứ tư, 11 Tháng 12 2024 08:51
Bài viết: DIỄN ĐÀN ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG VỚI... - Thứ tư, 11 Tháng 12 2024 08:38
Bài viết: HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC... - Thứ sáu, 20 Tháng 9 2024 00:00
Bài viết: TỌA ĐÀM CHÀO MỪNG 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT... - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 08:24
Bài viết: CHUYÊN ĐỀ MÔN KHTN-PHÂN MÔN VẬT LÝ NĂM HỌC 2024-2025 - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 08:18
Bài viết: TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG... - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 08:07
Bài viết: CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG 42 NĂM NGÀY NHÀ... - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 07:54
Bài viết: TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN... - Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 07:44
Bài viết: KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO HỌC SINH NĂM HỌC... - Thứ hai, 25 Tháng 11 2024 08:34
Blue Grey Red

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)!

Giáo dục miền núi: Loay hoay “giữ chân” học trò (bài 2)

BÀI 2: TRƯỜNG TẠM, LỚP GHÉP, THẦY GIÁO TRẺ

Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất không đảm bảo... cũng là những nguyên nhân khiến giáo dục miền núi khó “giữ chân” học sinh.

>> Bài 1: Vấn nạn bỏ học.

>> Bài cuối: Tìm hướng đi. 

GDmiennui4
Lớp ghép tại điểm Tu Lung của trường Tiểu học Trà Tập (Nam Trà My). Ảnh: XUÂN PHÚ

 

Rào cản chất lượng

 

Ở miền núi hiện nay, tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất, phòng học, lớp ghép còn phổ biến là nguyên nhân làm sụt giảm chất lượng giáo dục. Tại Tây Giang, hiện có đến 47 lớp ghép, chưa kể gần 10 điểm trường học sinh phải học nhờ gươl của làng do không có phòng học. Tại Nam Trà My, việc đầu tư xây dựng trường lớp cũng chưa theo kịp nhu cầu, tình trạng phòng ốc xuống cấp, tạm bợ khá nhiều. Theo báo cáo của huyện, trong tổng số 375 phòng học chỉ có 184 phòng kiên cố, bán kiên cố, còn lại là phòng tạm tranh tre  nứa lá, phòng mượn. “Lớp ghép” cũng đang là vấn đề khó giải quyết ở Nam Trà My: trong tổng số 211 lớp bậc tiểu học (cấp THCS không có lớp ghép), số lớp ghép chiếm hơn 50%. Đơn cử như trường Tiểu học Trà Tập có 310 học sinh với 24 lớp thì đã có đến 21 lớp ghép. Theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Trà Tập - Phan Thái Hải, sở dĩ số lượng lớp  ghép nhiều như vậy bởi địa bàn xã quá rộng, một số điểm trường giáo viên phải đi bộ 4  tiếng đồng hồ mới đến. Thế nên, để tạo điều kiện cho học sinh đi học thuận lợi, ngoài 1 điểm trường chính còn có 12 điểm trường lẻ nằm ở các thôn, nóc. Không chỉ ghép 2 lớp, nhiều lớp thậm chí ghép đến 3 lớp (1+2+3) nhưng cũng chỉ có chưa đến 10 học sinh như ở Tắk Rối (7 em), Lang Lương (6 em). Điểm trường Tu Lung thuộc loại “sầm uất” nhất của trường với 1 lớp ghép (1 và 2) vẫn chưa đến 20 học trò.

Một cán bộ Phòng  GDĐT Nam Trà My từng có thâm niên đứng lớp  ghép cho  biết, khi nghe phân công dạy lớp ghép thì tất cả giáo viên ở Nam Trà My đều sợ. Khổ vì soạn giáo án một lúc nhiều chương trình khác nhau và vừa xong giảng bài, sửa bài cho lớp này lại quay sang lớp  khác. Để giảng dạy lớp ghép, nếu lớp chỉ có 1 tấm bảng thì giáo viên chia bảng ra làm 2 hoặc 3 phần dành riêng cho mỗi lớp; còn nếu có được 2 tấm bảng thì bố trí  ở 2 đầu phòng học, các em ngồi quay lưng lại với nhau. Dạy thay cho đồng nghiệp, thầy giáo trẻ Huỳnh Thế Tiến (dạy lớp ghép 1 - 2 tại điểm trường Tu Lung, trường Tiểu học Trà Tập) loay hoay hết nửa bảng bên này lại sang nửa bảng bên kia. “Dạy lớp ghép, giáo viên dường như không đứng yên và chẳng có phút nghỉ ngơi. Vừa xong giảng bài cho lớp 1 thì phải ra bài tập cho các em làm, rồi sang giảng  bài cho lớp 2, sau đó quay  trở lại sửa bài tập cho lớp 1” - thầy Tiến kể.

GDmiennui2
Trường lớp tạm bợ vẫn còn khá nhiều ở các huyện miền núi.Ảnh: XUÂN PHÚ

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số, gia đình thuộc diện hộ nghèo khá cao cũng tác động không ít đến chất lượng giáo dục ở vùng cao. Mặt khác, theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Ga Ry (Tây Giang) Trương Kim Hồng, cách biệt ngôn ngữ cũng là một trong những rào cản đối với việc dạy và học ở miền núi. Tại những địa bàn hơn 99% là người Cơ Tu, các em chỉ có thể học, giao tiếp bằng tiếng Việt tại lớp. Tan học, về nhà các em chỉ sử dụng ngôn ngữ của mình. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của các em khi trở lại lớp học vì không được trau dồi tiếng Việt, nhiều từ giáo viên nói các em không hiểu.

Khó trăm bề

Ông Nguyễn Tấn Thắng - Giám đốc Sở GDĐT cho rằng, việc tổ chức lớp ghép ở các địa phương miền núi không phải là điều bất bình thường vì số lượng học sinh ít, điều kiện đi lại cách trở. Ở mỗi thôn, nóc chỉ có vài em nhưng lại 2 - 3 độ tuổi nên không thể tổ chức 2 - 3 lớp rồi đưa nhiều giáo  viên đến giảng dạy mà chỉ có thể mở  lớp ghép  và bố trí 1 giáo viên. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy tại những lớp ghép.

Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng phòng GDĐT huyện Nam Giang trăn trở một khía cạnh khác: “Với những giáo viên công tác tại miền núi, muốn thích nghi với văn hóa, môi trường dạy và học ở vùng cao phải mất thời gian từ 3 - 5 năm. Trong khi các chính sách khuyến khích giáo viên tiếp tục cống hiến cho miền núi không đủ sức giữ chân nhà giáo. Mất từng đó thời gian để giáo viên có thể quen, đảm bảo được chất lượng dạy và học, nhưng khi tình hình tạm ổn thì những giáo viên này lại luân chuyển về dưới xuôi, chúng tôi lại phải… đào tạo lại lớp giáo viên mới. Với cái vòng luẩn quẩn đó, không biết đến khi nào chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên mới được cải thiện hiệu quả”. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trường Sinh - Trưởng phòng GDĐT Nam Trà  My nói: “Riêng tại Nam Trà My, đến thời điểm này đã có 93 người nộp hồ sơ đề nghị thuyên chuyển. Để bù vào số lượng giáo viên về đồng bằng, sẽ có nhiều giáo viên trẻ bổ sung. Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, thế nhưng ở Nam Trà My giáo viên toàn là người mới ra trường, thiếu kinh nghiệm. Khi lên đây công tác thì lạ phong tục tập quán, điều kiện đi lại, ăn ở khó khăn nên phải mất thời gian dài họ mới có thể bắt nhịp được cuộc sống và làm việc. Vì vậy, về phía người thầy thật khó để nâng cao chất  lượng”.

GDmiennui3
Nhiều nơi học sinh phải học nhờ ở gươl làng.Ảnh: PHƯƠNG GIANG

Nỗi lo của người làm công tác giáo dục còn là tình trạng bỏ học theo… “mùa” dai dẳng. Bởi cứ đến “mùa” mưu sinh, như thời điểm trước tết hay thi học kỳ xong là y như rằng thay vì đến lớp, các em phải vào rừng bứt đót, bứt mây hay thậm chí xuống sông đãi vàng sa khoáng để kiếm tiền trang trải việc học và phụ giúp gia đình (Báo Quảng Nam nhiều lần đề cập vấn đề này). Khoản tiền chính sách 100 nghìn đồng/tháng/học sinh cho tất cả mọi chi tiêu từ ăn uống, sinh hoạt, nhất là đối với học sinh bán trú xem ra khó có thể đáp ứng được yêu cầu. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhất là ở các xã vùng biên còn quá nhiều khó khăn. Tỷ lệ học sinh học lực trung bình và dưới trung bình chiếm hơn 60% ở bậc học THCS và THPT phần nào phản ánh chất lượng giáo dục ở các huyện vùng cao.

___________________

Bài cuối: Tìm hướng đi

 

X.PHÚ - PH.GIANG - V.ANH (Báo Quảng Nam)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thêm bình luận


Security code
Làm mới

tctd thuvienanh  Tai nguyen dien tu Cuoi trang
TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT HUYỆN NAM TRÀ MY - TRỰC THUỘC SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
Thôn 2 – Xã Trà Mai - Huyện Nam Trà My – Tỉnh Quảng Nam. Tel: 02353.880.079
Bản quyền thuộc về Trường PTDTNT THCS & THPT huyện Nam Trà My .